Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh

anonymous

New member
Tranh luận về 2 nhân vật lịch sử này là vấn đề muôn thuở, mời ae vào đàm đạo. Với mình Nguyễn Ánh có thể có nhiều tai tiếng nhưng Gia Long thì đúng là chân mệnh thiên tử, quá trình làm vua thì cũng rất là ra gì, cũng có nhiều công lao. Còn Nguyễn Huệ thì chiến công hiển hách, công lao với dân tộc là rõ ràng nhưng có lẻ không phải là chân mệnh thiên tử như Nguyễn Ánh rồi. Nguyễn Huệ thì thấy giống như Hạng Vũ còn Nguyễn Ánh thì như Lưu Bang, bị Hạng Vũ-Nguyễn Huệ dồn ép như thế nào thì Lưu Bang- Nguyễn Ánh vẫn thoát được và cuối cùng được làm hoàng đế.
 

hoangnt142

New member
Nguyễn Huệ mà không chết sớm thì Nguyễn Ánh ngồi đó mà chân mệnh thiên tử
 

anonymous

New member
Nguyễn Huệ mà không chết sớm thì Nguyễn Ánh ngồi đó mà chân mệnh thiên tử
"chân mệnh thiên tử" hiểu nôm na là "số làm vua do trời định sẵn", mà sống chết của vua thì cũng có thể hiểu là do trời định, Quang Trung bắt hụt Nguyễn Ánh bao nhiêu lần rồi cuối cùng Nguyễn Ánh diệt được Tây Sơn lên ngôi hoàng đế thì là "chân mệnh thiên tử" chứ còn gì nữa
 

amthambenem

New member
Tớ nhận thấy việc Gia Long giành được ngôi vua xuất phát từ việc nhân dân Đàng Trong mà rõ hơn ở đây là nhân dân Nam Bộ, họ không quên những công lao và đóng góp của các đời chúa Nguyễn đi trước dành cho họ nên dù Nguyễn Ánh thất bại bao lần, khốn khổ bao phen thì khi thời cơ đến vẫn có thể nhất hô bá ứng dễ dàng đánh chiếm lại thành Gia Định, từ đó tạo cơ sở cho các lần đánh ra Bắc. Vua Quang Trung xuất thân từ Đàng Trong, là hào kiệt của vùng Tây Sơn, vì căm hận chính sách sưu cao thuế nặng của triều đình Đàng Trong (lúc này đã do Trương Thúc Loan lũng đoạn) mà phất cờ, dấy binh diệt trừ, nhưng sau khi họ Trương bị diệt, vẫn muốn diệt luôn triều đình Đàng Trong, truy cùng đuổi tận tôn thất nhà Nguyễn. Tuy vua Quang Trung công lao thống nhất gần hết thiên hạ, đánh bại các cuộc xâm lược của Xiêm - Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc nên trong con mắt của nhân dân, Quang Trung là anh hùng dân tộc, dù nhà Nguyễn sau đó đã cố gắng xóa hết toàn bộ chiến công cũng như những thành tích mà Tây Sơn đã làm được vì trong con mắt của tầng lớp sĩ phu, họ vốn xem Tây Sơn là giặc, đặc biệt là ở Đàng Trong.
Cả Nguyễn Ánh lẫn Nguyễn Huệ đều có những sở trường và sở đoản riêng, dù Nguyễn Huệ còn sống thêm chục năm nữa cũng chưa chắc đã diệt hẳn được thế lực Nguyễn Ánh vì những lý do đã phân tích ở trên, chỉ tiếc là sau khi Nguyễn Huệ qua đời, triều đình Tây Sơn không có quân chủ xứng đáng kế tục đại nghiệp mà Quang Trung Đế để lại, mâu thuẫn nội bộ, loạn từ trong ra ngoài, tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh phát triển lớn mạnh, rồi cuối cùng tiêu diệt Tây Sơn thống nhất được đất nước, âu đó cũng là ý trời.
 
Sửa lần cuối:

anonymous

New member
Tớ nhận thấy việc Gia Long giành được ngôi vua xuất phát từ việc nhân dân Đàng Trong mà rõ hơn ở đây là nhân dân Nam Bộ, họ không quên những công lao và đóng góp của các đời chúa Nguyễn đi trước dành cho họ nên dù Nguyễn Ánh thất bại bao lần, khốn khổ bao phen thì khi thời cơ đến vẫn có thể nhất hô bá ứng dễ dàng đánh chiếm lại thành Gia Định, từ đó tạo cơ sở cho các lần đánh ra Bắc. Vua Quang Trung xuất thân từ Đàng Trong, là hào kiệt của vùng Tây Sơn, vì căm hận chính sách sưu cao thuế nặng của triều đình Đàng Trong (lúc này đã do Trương Thúc Loan lũng đoạn) mà phất cờ, dấy binh diệt trừ, nhưng sau khi họ Trương bị diệt, vẫn muốn diệt luôn triều đình Đàng Trong, truy cùng đuổi tận tôn thất nhà Nguyễn. Tuy vua Quang Trung công lao thống nhất gần hết thiên hạ, đánh bại các cuộc xâm lược của Xiêm - Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc nên trong con mắt của nhân dân, Quang Trung là anh hùng dân tộc, dù nhà Nguyễn sau đó đã cố gắng xóa hết toàn bộ chiến công cũng như những thành tích mà Tây Sơn đã làm được vì trong con mắt của tầng lớp sĩ phu, họ vốn xem Tây Sơn là giặc, đặc biệt là ở Đàng Trong.
Cả Nguyễn Ánh lẫn Nguyễn Huệ đều có những sở trưởng và sở đoản riêng, dù Nguyễn Huệ còn sống thêm chục năm nữa cũng chưa chắc đã diệt hẳn được thế lực Nguyễn Ánh vì những lý do đã phân tích ở trên, chỉ tiếc là sau khi Nguyễn Huệ qua đời, triều đình Tây Sơn không có quân chủ xứng đáng kế tục đại nghiệp mà Quang Trung Đế để lại, mâu thuẫn nội bộ, loạn từ trong ra ngoài, tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh phát triển lớn mạnh, rồi cuối cùng tiêu diệt Tây Sơn thống nhất được đất nước, âu đó cũng là ý trời.
Đồng ý với bạn. Bạn đã có cái nhìn trung lập và nhận xét công tâm. 2 vị ấy là kẻ thù của nhau nhưng đều là nhân vật lịch sử của dân tộc có cái hay để ca tụng cũng có cái sai để ta soi xét. Dẫu Nguyễn Ánh có nhiều hành động sai trái đã bị lên án khi gây hại đến đất nước trong quá trình chống lại Tây Sơn nhưng vẫn còn đó nhiều công lao đáng ghi nhận khi ông lên làm vua. Tây Sơn có rất nhiều chiến công hiển hách chúng ta luôn ghi nhớ và biết ơn nhưng triều đại Tây Sơn thực tế mà nói cũng gây ra nhiều bất bình với người dân ở 1 số vùng ở đàng trong và cũng có nhiều hành động không đúng đắn với lăng mộ các Chúa Nguyễn nên cũng làm mất lòng dân chúng bấy giờ. Thêm nữa, sau khi có nhiều thắng lợi thì nội bộ 3 anh em Nhạc Huệ Lữ, cũng như Tây Sơn có nhiều chia rẻ lục đục, tranh giành quyền lực. Nói chung nhà Nguyễn và Tây Sơn đều có mặt tốt và xấu và đó là thực tế của lịch sử ko thể nào phân rõ trắng đen chính nghĩa hay phi nghĩa được. Bởi vậy thật thiếu hiểu biết khi có một ai đó ca tụng 1 bên mà dìm bên còn lại.
 
Top